THỦ TỤC THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH, CÔNG TY DỊCH VỤ ĂN UỐNG

Dịch vụ ăn uống là ngành rất phát triển ở Việt Nam nhưng cạnh tranh cao. Vì thế, khi mở quán ăn, nhà hàng, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần nắm rõ thủ tục và mã ngành dịch vụ ăn uống để kinh doanh thuận lợi, hợp pháp, tránh lỡ thời cơ lớn.

 Cơ Sở Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống Là Gì?

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn, đồ uống mang đi hoặc dùng tại chỗ. Các cơ sở này có thể hoạt động dưới hình thức cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn nhanh, thực phẩm chín, tiệm ăn uống nhỏ, quán ăn nhỏ, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin, bếp ăn tập thể…

 Mở Quán Ăn, Nhà Hàng, Dịch Vụ Ăn Uống: Chọn Loại Hình Hộ Kinh Doanh Hay Công Ty?

2.1. Hộ Kinh Doanh Cá Thể

Để mở quán ăn, tiệm kinh doanh ăn uống nhỏ bạn có thể lựa chọn loại hình hộ kinh doanh cá thể. Các quán ăn, tiệm ăn uống nhỏ như thế này chỉ được sử dụng dưới 10 lao động và có nhiều lợi thế về thuế, trách nhiệm, quy định hơn loại hình công ty, doanh nghiệp.

2.2. Công Ty, Doanh Nghiệp

Nếu bạn có kế hoạch mở quán ăn, nhà hàng lớn, sau này mở chuỗi nhà hàng hay chuỗi quán ăn, thì hình thức mà bạn nên chọn là doanh nghiệp, công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống. Bạn cũng có thể bắt đầu với hình thức hộ kinh doanh. Sau khi có đủ vốn và tình hình kinh doanh thuận lợi, muốn mở rộng, phát triển chuỗi thì chuyển đổi thành doanh nghiệp cũng chưa muộn.

 Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống Cần Những Điều Kiện Gì?

Khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không cần xin cấp bổ sung giấy tờ trước. Tuy nhiên, để hoạt động một cách hợp pháp, hộ kinh doanh, công ty cần có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Giấy phép VSATTP cho hộ kinh doanh do cơ quan chức năng cấp quận, huyện cấp; còn của doanh nghiệp là do cơ quan chức năng cấp tỉnh, thành phố cấp.

 Hồ Sơ, Thủ Tục Đăng Ký Ngành Ăn Uống, Dịch Vụ Ăn Uống Hình Thức Hộ Kinh Doanh

4.1. Hồ Sơ

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
  • Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 03-ĐK-TCT.
  • Hợp đồng thuê nhà/mượn nhà (nếu nơi đặt hộ kinh doanh là nhà thuê/mượn), giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu nơi đặt hộ kinh doanh là nhà ở của chủ sở hữu).
  • Chứng minh nhân dân sao y chứng thực.
  • Giấy ủy quyền có công chứng nếu chủ sở hữu không phải là người đi nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.

=> TẢI VỀ: Thủ tục đăng ký kinh doanh ngành ăn uống

4.2. Nộp Hồ Sơ

  • Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của UBND nơi muốn đặt trụ sở hộ kinh doanh.
  • Thời gian giải quyết từ 3-5 ngày làm việc.
  • Sau khi có giấy phép, trong vòng 10 ngày, bộ phận thuế của UBND sẽ gọi để làm việc ban đầu và hướng dẫn các cách thức triển khai, hoạt động.

Lưu ý: Hộ kinh doanh chỉ được hoạt động tại trụ sở, không có chi nhánh hay văn phòng đại diện. Mỗi người chỉ được đứng tên trên một hộ kinh doanh duy nhất.

 Hồ Sơ Đăng Ký Ngành Ăn Uống, Dịch Vụ Ăn Uống Hình Thức Công Ty

5.1. Hồ Sơ

  • Điều lệ công ty.
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên).
  • Danh sách cổ đông (nếu là công ty cổ phần).
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người nộp không phải đại diện pháp luật).
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, thành viên/cổ đông và người ủy quyền nộp hồ sơ.

5.2. Nộp Hồ Sơ

  • Nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố, nơi công ty đặt trụ sở chính.

Mã Ngành Dịch Vụ Ăn Uống Cần Biết

  • 5610: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ cố định hoặc lưu động.
  • 5630: Dịch vụ phục vụ đồ uống (trừ bán buôn đồ uống đóng sẵn và kinh doanh quán bar, quán giải khát có khiêu vũ).
  • 4633: Bán buôn các loại đồ uống pha chế và đóng sẵn.
  • 5621: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới).
  • 5629: Dịch vụ ăn uống khác (căng tin trường học, công ty, bệnh viện… cung cấp suất ăn theo hợp đồng).

Khi thành lập công ty về ăn uống, cá nhân/tổ chức cần xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm do Sở Y tế cấp thì mới có thể đi vào hoạt động.

=> XEM THÊM: ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY, HỘ KINH DOANH THỰC PHẨM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *