THỦ TỤC TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN 2023

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể thay đổi, điều chỉnh tăng vốn điều lệ để phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh.

Nội dung bài viết

Quy Định Về Vốn Điều Lệ Công Ty TNHH 2 Thành Viên Trở Lên

1. Khái niệm về vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản được cam kết góp hoặc góp đủ trong vòng 90 ngày bởi các thành viên kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thành viên cam kết góp vốn bằng loại tài sản nào thì chỉ được góp phần vốn góp bằng loại tài sản đấy, trừ khi được sự đồng ý của đa số thành viên còn lại.

Lưu ý:

Trong vòng 60 ngày kể từ ngày cuối cùng hoàn thành việc góp vốn, nếu thành viên chưa góp đủ phần vốn góp cam kết thì doanh nghiệp phải làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ. Việc giảm vốn điều lệ không làm thay đổi nghĩa vụ tài chính của thành viên với phần vốn góp đã cam kết trước thời điểm đăng ký giảm vốn.

2. Quy định về tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Các trường hợp dẫn đến việc tăng vốn điều lệ:

  • Tăng vốn góp của thành viên công ty.
  • Tiếp nhận thêm vốn góp từ các thành viên mới.

Phần vốn góp tăng thêm của các thành viên được quy định cụ thể như sau:

  • Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì phần vốn góp tăng đó phải được chia đều theo tỷ lệ tương ứng phần vốn góp của thành viên trong vốn điều lệ.
  • Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần của phần vốn góp tăng thêm thì số vốn còn lại sẽ được chia đều cho các thành viên khác, dựa trên tỷ lệ góp vốn điều lệ.

Thủ Tục, Hồ Sơ Tăng Vốn Điều Lệ Công Ty TNHH 2 Thành Viên Trở Lên

1. Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên – Vốn Việt Nam

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày tăng vốn điều lệ, bạn phải gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về việc hoàn thành tăng vốn điều lệ dưới dạng văn bản.

Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (phụ lục II-1).
  • Biên bản họp hội đồng thành viên về việc tăng vốn điều lệ.
  • Quyết định của hội đồng thành viên về việc tăng vốn điều lệ.
  • Danh sách thành viên sau khi góp thêm vốn điều lệ.
  • CMND/CCCD/hộ chiếu sao y chứng thực không quá 6 tháng của thành viên mới.
  • Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

Nội dung thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về việc tăng vốn điều lệ gồm:

  • Thông tin doanh nghiệp: tên, mã số thuế.
  • Vốn điều lệ trước và sau khi điều chỉnh.
  • Thời điểm thay đổi vốn điều lệ.
  • Hình thức tăng vốn điều lệ.
  • Họ tên và chữ ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật về việc tăng vốn điều lệ.

Cơ quan giải quyết và thời hạn xử lý hồ sơ

Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT tại tỉnh/thành nơi công ty đặt trụ sở chính là cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tăng vốn điều lệ.

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày Sở KH&ĐT nhận được thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, Sở KH&ĐT sẽ xử lý:

  • Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới với số vốn điều lệ mới.
  • Thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ tăng vốn điều lệ nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Hình thức nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ

Bạn có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 3 cách sau:

  • Nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT tại tỉnh/thành nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Nộp qua mạng Cổng thông tin quốc gia bằng cách sử dụng chữ ký số hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh.
  • Nộp qua VNPost – Bưu điện Việt Nam.

Lưu ý: Hiện nay cơ quan đăng ký kinh doanh ưu tiên nhận hồ sơ dưới hình thức online hoặc bưu điện để giảm tình trạng quá tải. Do vậy, bạn nên liên hệ trực tiếp với Sở KH&ĐT để xác nhận hình thức tiếp nhận hồ sơ trước khi thực hiện.

2. Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty vốn nước ngoài – công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có vốn đầu tư nước ngoài khi muốn điều chỉnh tăng vốn điều lệ cần thay đổi đồng thời giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Hồ sơ điều chỉnh trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ bao gồm:

  • Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư, cụ thể là tăng vốn đầu tư.
  • Báo cáo, kê khai thông tin dự án đầu tư.
  • Quyết định của nhà đầu tư về việc tăng vốn đầu tư.
  • Bản giải trình lý do điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Văn bản xác nhận của ngân hàng về việc công ty đã hoàn thành việc góp vốn.
  • Văn bản ủy quyền và bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan xử lý hồ sơ khác nhau tùy vào dự án:

  • Dự án tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế sẽ được giải quyết bởi ban quản lý mỗi khu.
  • Các dự án khác sẽ được xử lý bởi Phòng Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ KH&ĐT.

Lưu ý: Trường hợp phần vốn tăng là vốn góp Việt Nam mà không liên quan đến vốn nước ngoài thì chỉ cần điều chỉnh trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ tăng vốn điều lệ, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Biên bản họp hội đồng thành viên về việc tăng vốn điều lệ.
  • Quyết định của hội đồng thành viên về việc tăng vốn điều lệ.
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau khi điều chỉnh nội dung.
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Văn bản ủy quyền và bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu người ủy quyền làm thủ tục nếu không phải là đại diện pháp luật.

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xử lý:

  • Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới nếu hồ sơ hợp lệ.
  • Thông báo cho công ty điều chỉnh, bổ sung nếu hồ sơ chưa đúng và đủ theo quy định.

Lưu ý: Tùy vào từng tỉnh, thành mà thứ tự thực hiện sẽ thay đổi.

Các Lỗi Sai Thường Gặp Khi Công Ty TNHH 2 Thành Viên Trở Lên Tăng Vốn Điều Lệ

1. Các trường hợp dẫn đến hồ sơ tăng vốn điều lệ không hợp lệ

  • Không cập nhật các thông tin như: số điện thoại, email, số fax, website… phát sinh khi đăng ký thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Thông tin CMND/CCCD/hộ chiếu không đúng với thực tế hoặc đã hết hạn sử dụng tại thời điểm làm thủ tục tăng vốn điều lệ.

Khi đó, để cập nhật thông tin đăng ký kinh doanh, bạn chỉ cần nộp kèm “Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-5)” khi làm thủ tục tăng vốn điều lệ.

2. Các ảnh hưởng khác từ việc tăng vốn điều lệ

  • Trường hợp ảnh hưởng đến mức thuế môn bài thì phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo chậm nhất vào ngày 31/12 của năm điều chỉnh vốn điều lệ.
  • Trường hợp tăng vốn điều lệ không theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của các thành viên thì thành viên góp vốn có quyền chuyển nhượng vốn góp cho cá nhân khác hoặc phản đối việc tăng vốn điều lệ.

Dịch Vụ Tăng Vốn Điều Lệ Công Ty TNHH 2 Thành Viên Trở Lên

Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lệ phí môn bài và các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo dịch vụ tăng vốn điều lệ cho công ty TNHH 2 thành viên trở lên của Kế toán Anpha để được hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề về pháp lý và thuế khi tăng vốn điều lệ.

Phí dịch vụ thay đổi điều chỉnh vốn điều lệ

  • Phí: 1.000.000đồng.
  • Bạn chỉ cần cung cấp:
    • Mã số thuế công ty.
    • Vốn điều lệ dự kiến thay đổi.
    • CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên góp vốn mới (nếu có).

Bạn sẽ được bàn giao tận nơi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới với số vốn điều lệ vừa thay đổi, chỉ trong vòng 3 – 5 ngày làm việc.

Các Câu Hỏi Thường Gặp Khi Công Ty TNHH 2 Thành Viên Trở Lên Tăng Vốn Điều Lệ

1. Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm những gì?

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên tăng vốn điều lệ cần thực hiện các bước sau:

  • Trường hợp 1 – Doanh nghiệp thuần Việt Nam: Chỉ cần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với Sở KH&ĐT.
  • Trường hợp 2 – Doanh nghiệp có vốn nước ngoài:
    • Thay đổi giấy chứng nhận đầu tư với Bộ KH&ĐT hoặc ban quản lý mỗi khu dự án.
    • Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với Sở KH&ĐT.

Lưu ý: Trường hợp phần vốn tăng là vốn góp Việt Nam, không liên quan đến vốn nước ngoài thì chỉ cần điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ bằng cách nào?

Việc tăng vốn điều lệ cho loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tăng vốn theo 1 trong 2 cách:

  • Tăng vốn góp của thành viên công ty.
  • Tiếp nhận thêm vốn góp từ các thành viên mới.

3. Khi công ty TNHH 2 thành viên tăng vốn điều lệ thì mỗi thành viên có quyền góp thêm bao nhiêu %?

Phần vốn góp tăng thêm của các thành viên phải tuân thủ quy định:

  • Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì phần vốn góp tăng đó phải được chia đều theo tỷ lệ tương ứng phần vốn góp của thành viên trong vốn điều lệ.
  • Nếu có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần của phần vốn góp tăng thêm thì số vốn còn lại sẽ được chia đều cho các thành viên khác, nhưng vẫn phải dựa trên tỷ lệ góp vốn điều lệ.

4. Điều kiện tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên là gì?

Trước khi tiến hành thủ tục tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Vốn điều lệ ảnh hưởng đến lệ phí môn bài. Do vậy, nếu mức vốn điều lệ sau khi tăng ảnh hưởng đến mức thuế môn bài thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo, chậm nhất vào ngày 31/12 của năm điều chỉnh vốn điều lệ.
  • Thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ rất khó nên doanh nghiệp cần cân nhắc mức vốn điều lệ dự kiến tăng để phù hợp với năng lực – nghĩa vụ tài chính.

5. Có thể phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên không?

Loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Đây là một trong những nhược điểm của loại hình này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *