Góp vốn bằng tài sản hay tiền mặt để tăng vốn điều lệ sau một thời gian hoạt động là việc nhiều công ty cổ phần thực hiện để mở rộng quy mô.
Nội dung bài viết
Hai Cách Góp Vốn Trong Công Ty Cổ Phần
Nhiều doanh nghiệp khi thành lập công ty chỉ đăng ký một mức vốn điều lệ thấp. Sau một thời gian hoạt động kinh doanh, sản xuất, có những hợp đồng có giá trị lớn thì bắt buộc phải tăng vốn điều lệ công ty để mở rộng hoạt động. Khi đó, công ty có thể thu hút vốn góp dưới hai hình thức:
- Góp vốn bằng tiền mặt: Cách này đơn giản và phổ biến hơn nhiều.
- Góp vốn bằng tài sản: Bao gồm nhà, xe, bất động sản và các tài sản mang tính cố định, bằng hiện vật.
Hồ Sơ Tăng Vốn Điều Lệ Theo Hình Thức Góp Vốn Bằng Tài Sản Trong Công Ty Cổ Phần
Đối với công ty cổ phần, hồ sơ tăng vốn theo hình thức góp vốn bằng tài sản gồm các giấy tờ sau:
- Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Biên bản định giá tài sản của cơ quan thẩm định giá hoặc do các cổ đông công ty họp và định giá. Lưu ý: Khi góp vốn bằng tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì phải nộp thêm các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của tài sản góp vốn;
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả;
- Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục.
Hình Thức Nộp Hồ Sơ Tăng Vốn Công Ty Cổ Phần
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ tăng vốn công ty cổ phần bằng 2 cách:
- Nộp qua mạng (online);
- Nộp trực tiếp.
Lưu ý: Tại Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, việc nộp hồ sơ tăng vốn công ty cổ phần bắt buộc phải thực hiện online qua hệ thống cổng thông tin đăng ký kinh doanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT).
Cơ Quan Tiếp Nhận Và Trả Kết Quả
Cơ quan tiếp nhận và trả kết quả là Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Thời Hạn Giải Quyết
- Thời gian xử lý hồ sơ: Sau 3 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ phản hồi về tính hợp lệ của hồ sơ (kể cả nộp trực tiếp hay nộp qua mạng).
- Thông báo hồ sơ hợp lệ: Doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ bản cứng đến bộ phận một cửa và đến lấy kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới theo phiếu hẹn.
- Hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ để doanh nghiệp sửa đổi và nộp lại từ đầu.
Những Điều Cần Chú Ý
- Tỷ lệ góp vốn: Vốn mới do các cổ đông góp thêm bằng tài sản có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ % vốn góp trong công ty. Nếu ở trong trường hợp này thì cơ cấu vốn góp sau khi tăng vốn của các cổ đông vẫn giữ nguyên.
- Thay đổi cơ cấu vốn góp: Nếu chỉ có một hoặc một số cổ đông góp thêm thì cơ cấu vốn góp sau khi tăng vốn sẽ có sự thay đổi. Người nào góp thêm thì tỷ lệ % trong cơ cấu vốn góp sẽ tăng lên và những người còn lại sẽ bị giảm đi.