Chuyển đổi loại hình

Hướng Dẫn Chi Tiết Về Chuyển Đổi Loại Hình Doanh Nghiệp Hãy cùng Công ty Nhân Trí Luật – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM xem chi tiết nội dung này.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi từ một loại hình doanh nghiệp này sang một loại hình doanh nghiệp khác để phù hợp hơn với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp.

1. Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần (CTCP)

  • Doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
  • Công ty TNHH chuyển đổi thành CTCP có thể thực hiện theo các phương thức sau:
    • Chuyển đổi thành CTCP mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác.
    • Chuyển đổi thành CTCP bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn.
    • Chuyển đổi thành CTCP bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác.
    • Kết hợp các phương thức trên và các phương thức khác.
  • Công ty phải đăng ký chuyển đổi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi.

2. Chuyển đổi công ty cổ phần (CTCP) thành công ty TNHH một thành viên (MTV)

  • Công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty TNHH MTV có thể thực hiện theo các phương thức sau:
    • Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của tất cả cổ đông còn lại.
    • Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty.
    • Công ty chỉ còn lại một cổ đông.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi công ty chỉ còn lại một cổ đông hoặc hoàn thành việc chuyển nhượng theo các phương thức nêu trên, công ty phải gửi hồ sơ chuyển đổi đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

3. Chuyển đổi công ty cổ phần (CTCP) thành công ty TNHH hai thành viên trở lên

  • CTCP có thể chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên theo các phương thức sau:
    • Chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác.
    • Chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn.
    • Chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn.
    • Công ty chỉ còn lại hai cổ đông.
    • Kết hợp các phương thức trên và các phương thức khác.
  • Công ty phải đăng ký chuyển đổi trong thời hạn quy định.

4. Chuyển đổi công ty tư nhân thành công ty TNHH, CTCP, công ty hợp danh

Công ty tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty TNHH, CTCP hoặc công ty hợp danh khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp được chuyển đổi phải đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
    • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.
    • Tên doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
    • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.
    • Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

Lưu ý

  • Đối với các trường hợp công ty TNHH chuyển đổi thành CTCP, CTCP chuyển đổi thành công ty TNHH MTV, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
  • Đối với việc chuyển đổi công ty tư nhân thành công ty TNHH, CTCP, công ty hợp danh, công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ công ty tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *