Pháp luật không quy định cụ thể số vốn cần thiết để thành lập doanh nghiệp. Số vốn này tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký kinh doanh, khả năng tài chính và mục tiêu hoạt động của công ty.
Nội dung bài viết
4 loại vốn cơ bản khi thành lập doanh nghiệp:
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn cơ bản mà các doanh nghiệp phải có khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Vốn điều lệ được góp bởi các thành viên, cổ đông hoặc được cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
Tất cả các loại hình doanh nghiệp khi thành lập đều cần phải có vốn điều lệ. Không có quy định giới hạn vốn điều lệ, trừ các trường hợp cần vốn pháp định và vốn ký quỹ.
Vốn pháp định
Vốn pháp định là vốn bắt buộc phải có khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
Tùy theo lĩnh vực, ngành nghề, doanh nghiệp sẽ có quy định cụ thể về vốn pháp định.
Vốn ký quỹ
Khi thành lập, doanh nghiệp cần phải có một khoản tiền ký quỹ tại ngân hàng nhằm đảm bảo tình trạng hoạt động công ty hoặc nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đó.
Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc ký quỹ.
Vốn góp nước ngoài
Vốn góp nước ngoài là vốn do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các tổ chức kinh tế tại Việt Nam.
Tùy vào một số lĩnh vực như giáo dục, bất động sản, du lịch lữ hành… sẽ có quy định về vốn đầu tư nước ngoài.
Một số câu hỏi thường gặp về các loại vốn khi thành lập công ty:
Cần bao nhiêu vốn để thành lập công ty?
Pháp luật không có quy định cụ thể về số vốn khi thành lập công ty. Tuy nhiên, dựa vào ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp cần đảm bảo giới hạn về vốn.
Ví dụ: Kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế cần vốn ký quỹ 250.000.000đ (đưa khách quốc tế vào Việt Nam) hoặc 500.000.000đ (đưa khách Việt Nam ra nước ngoài).
Có cần chứng minh vốn khi thành lập công ty không?
Không cần chứng minh vốn khi làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh. Doanh nghiệp tự đăng ký và chịu trách nhiệm trên số vốn điều lệ đã đăng ký. Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thực hiện góp đủ số vốn đã cam kết để tránh bị xử phạt khi có cơ quan kiểm tra đột xuất.
Các loại vốn khi thành lập công ty là gì?
Vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ, và vốn góp nước ngoài.
Căn cứ vào đâu để xác định các loại vốn?
Vốn điều lệ căn cứ vào quy mô của công ty và bị ảnh hưởng bởi vốn pháp định, vốn ký quỹ.
Vốn pháp định, vốn ký quỹ và vốn góp nước ngoài tùy vào ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký.
Vốn có ảnh hưởng đến thuế môn bài không?
Số vốn doanh nghiệp đăng ký sẽ ảnh hưởng đến thuế môn bài.
Vốn > 10 tỷ: Mức thuế môn bài 3 triệu đồng/năm.
Vốn ≤ 10 tỷ: Mức thuế môn bài 2 triệu đồng/năm.
Kinh nghiệm của Nhân Trí Luật:
Vốn điều lệ nếu quá thấp có thể giảm niềm tin của đối tác. Nếu quá cao, trách nhiệm và rủi ro của người góp vốn tăng nhưng tạo được sự tin tưởng lớn hơn từ khách hàng và đối tác.
Góp vốn khi thành lập công ty phải thực hiện đúng và đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Quy mô hoạt động và khả năng góp vốn thực tế cần được xem xét kỹ lưỡng để đăng ký vốn điều lệ phù hợp.
Tổng kết:
Tùy vào ngành nghề, quy mô kinh doanh, chủ doanh nghiệp hoặc hội đồng thành viên quyết định số vốn của doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thông suốt. Mức vốn doanh nghiệp đăng ký sẽ là căn cứ để đóng thuế môn bài cho doanh nghiệp.
=> Xem thêm:THỦ TỤC TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN KHI GÓP VỐN BẰNG TÀI SẢN
=> Xem thêm:THỦ TỤC TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN 2023