CÁC CÔNG VIỆC PHÁP LÝ VỀ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH

1. Công việc pháp lý khi đăng ký hộ kinh doanh

1.1 Những điều cần lưu ý khi đăng ký hộ kinh doanh

  • Chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp: Đảm bảo ngành nghề không thuộc danh mục cấm kinh doanh và đáp ứng điều kiện (nếu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện).
  • Tên hộ kinh doanh: Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các hộ kinh doanh khác trong phạm vi huyện.
  • Địa điểm kinh doanh: Cần hợp pháp, rõ ràng, và tuân thủ quy hoạch địa phương.
  • Số lượng thành viên: Nếu là hộ gia đình, cần có văn bản ủy quyền cho một cá nhân làm đại diện hộ kinh doanh.

1.2 Treo biển hiệu hộ kinh doanh

  • Biển hiệu phải thể hiện tên hộ kinh doanh, mã số thuế (nếu có), và địa chỉ nơi kinh doanh.
  • Kích thước, màu sắc và nội dung biển hiệu cần tuân thủ quy định của pháp luật và tránh gây nhầm lẫn.

1.3 Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh

  • Hồ sơ bao gồm:
    • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
    • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
    • Biên bản họp gia đình (nếu là hộ gia đình).
  • Nộp hồ sơ: Tại Phòng Tài chính – Kế hoạch của UBND cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
  • Thời gian xử lý: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2. Công việc pháp lý về hồ sơ thuế ban đầu

2.1 Khai thuế và nộp thuế theo phương pháp khoán

  • Hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế dựa trên doanh thu khoán hàng tháng, bao gồm:
    • Thuế môn bài: Tùy theo mức doanh thu (miễn thuế môn bài năm đầu nếu mới thành lập).
    • Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Tính trên tỷ lệ doanh thu.
    • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Theo quy định pháp luật hiện hành.

2.2 Hóa đơn

  • Hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn bán hàng trực tiếp hoặc hóa đơn điện tử (tùy loại hình kinh doanh).
  • Đăng ký mẫu hóa đơn tại cơ quan thuế nếu cần.

3. Công việc pháp lý về hồ sơ lao động ban đầu

>> Lập Sổ quản lý lao động

>> Khai trình sử dụng lao động lần đầu khi bắt đầu hoạt động

>> Xây dựng và thông báo Thang lương, Bảng lương

>> Xây dựng bảng phụ cấp lương

>> Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động

>> Xây dựng và thông báo định mức lao động

>> Thông báo về số lao động làm việc tại hộ kinh doanh khi mới thành lập

4. Đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu

Điều 79. Hộ kinh doanh – Nghị định 01-2021-NĐ-CP

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Điều 80. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh – Nghị định 01-2021-NĐ-CP

1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Điều 81. Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh – Nghị định 01-2021-NĐ-CP

1. Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

4. Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

5. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *