Nội dung bài viết
1. Tổng Quan Về Kinh Doanh Trên Sàn Thương Mại Điện Tử
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 52-nd, hoạt động thương mại điện tử được hiểu là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Để đăng ký bán hàng tại các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp/cá nhân cần đăng ký tài khoản qua các kênh online. Hiện tại, đa phần các sàn không ký hợp đồng bản giấy với doanh nghiệp/cá nhân tham gia, chỉ thực hiện khi có yêu cầu từ doanh nghiệp.
2. Các Rủi Ro Khi Doanh Nghiệp Khai Thuế Cho Hoạt Động Trên Sàn Thương Mại Điện Tử
Nghị định-91-2022-NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định-126-2020-NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế) quy định trách nhiệm của tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử phải cung cấp thông tin cho cơ quan thuế.
Các sàn thương mại lớn như Shopee, Lazada, Tiktok đều đã nộp báo cáo từ năm 2023, vì vậy doanh thu của người bán hàng trên sàn thương mại điện tử sẽ bị cơ quan Thuế kiểm soát.
Các rủi ro cụ thể gồm:
- Xuất hóa đơn sai thời điểm:
- Doanh nghiệp phải theo dõi kỹ lưỡng và liên tục để xử lý hóa đơn đúng thời điểm, tránh rủi ro.
- Rủi ro nợ thuế, xuất sai doanh thu:
- Các mã giảm giá trên sàn thương mại điện tử làm cho việc xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu trở nên phức tạp.
- Kê khai sai thời điểm/giá trị hàng hóa:
- Doanh nghiệp có thể bị kê khai sai từ việc xuất hóa đơn sai thời điểm và số liệu doanh thu chính xác.
- Rủi ro thiếu chi phí:
- Hoạt động trên sàn thương mại điện tử có những chi phí thu bởi sàn nhưng không lấy được hóa đơn chứng từ, hoặc các mặt hàng nhỏ lẻ không thể lấy được hóa đơn đầu vào.
3. Các Nội Dung Tư Vấn Đến Khai Thuế Trên Sàn Thương Mại Điện Tử
- Khi đăng ký với sàn thương mại điện tử:
- Chụp ảnh lại quy tắc chung của sàn thương mại điện tử (nếu lưu được PDF thì tốt) vì khả năng cao các cá nhân, DN bán hàng sẽ KHÔNG KÝ HỢP ĐỒNG với sàn. Quy tắc khi đăng ký tài khoản sẽ thay cho các điều khoản hợp đồng.
- Có cần làm thủ tục đăng ký với Sở Công Thương không:
- Có. Căn cứ tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 62 Nghị định 98-2020-NĐ-CP. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ.
- Các vấn đề Thuế Phạt / Quan tâm:
- Xuất hóa đơn sai thời điểm, xuất hóa đơn sai giá trị hàng hóa, trốn doanh thu, kê khai sai thời điểm/giá trị hàng hóa. Mức phạt: Xuất hóa đơn sai thời điểm: 6 triệu/1 tờ hóa đơn, kê khai sai: Nhẹ nhất 6.5 triệu/1 hành vi khai sai.
- Thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm nào?
- Thời điểm phù hợp nhất là thời điểm người mua hàng nhận được hàng (khách hàng đã nhận hàng là xuất, bất kể có trả lại hàng hay không).
- Thông tin về số tiền xuất hóa đơn:
- Để tránh rủi ro về doanh thu, số tiền xuất trên hóa đơn nên là số tiền giá bán ra (giá nhà bán hàng niêm yết trên sàn) chưa bao gồm các mã giảm giá.
- Thông tin về chi phí yêu cầu Shopee:
- Chi phí sử dụng sàn cố định, chi phí thanh toán, phí sử dụng chương trình đặc biệt, phí vận chuyển (nếu có).
4. Các Nội Dung Cần Lưu Ý Khi Khai Thuế Trên Sàn Thương Mại Điện Tử
Doanh nghiệp cần đảm bảo việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử được thực hiện đúng theo quy định về thuế và kê khai thuế. Những vi phạm quy định về thuế và kê khai thuế có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Các doanh nghiệp nên tìm phương án giảm thiểu các rủi ro và đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành.