THUẾ KHOÁN HỘ KINH DOANH: MỨC ĐÓNG VÀ CÁCH TÍNH CHI TIẾT

Thuế khoán là khoản thuế và các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước mà hộ kinh doanh phải nộp theo phương pháp khoán. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mức thuế khoán hộ kinh doanh và cách tính toán cụ thể.

Khi nào hộ kinh doanh phải nộp thuế khoán?

Theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư_40-2021-TT-BTC, hộ kinh doanh phải nộp thuế khoán nếu không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai hoặc theo từng lần phát sinh như hướng dẫn tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư này. Cụ thể, hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau:

  1. Thuế môn bài: Mức đóng thuế môn bài được xác định dựa trên doanh thu hàng năm.
  2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ cung cấp trong nước.
  3. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Dựa trên thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh.

=> Xem thêm: SO SÁNH HỘ KINH DOANH NỘP THUẾ PHƯƠNG PHÁP KHOÁN & KÊ KHAI

Mức đóng thuế khoán hộ kinh doanh

Đối với thuế môn bài

Theo Thông tư-65-2020-TT-BTC, mức thuế môn bài được phân chia theo mức doanh thu bình quân hàng năm như sau:

  • Trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm
  • Trên 300 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm
  • Trên 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm

Lưu ý: Các trường hợp được miễn thuế môn bài bao gồm:

  • Các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh không có địa điểm kinh doanh cố định và không hoạt động thường xuyên.
  • Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm.
  • Cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối và tổ chức nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá.
  • Miễn lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình lần đầu thành lập hoặc ra hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Đối với thuế GTGT và thuế TNCN

Mức thuế khoán hộ kinh doanh dựa trên doanh thu và tỷ lệ thuế tương ứng với từng ngành nghề. Cách tính cụ thể như sau:

  • Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
  • Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Bảng tỷ lệ thuế GTGT và TNCN theo ngành nghề:

TT Danh mục ngành nghề Thuế suất thuế GTGT Thuế suất thuế TNCN
1 Phân phối, cung cấp hàng hóa 1% 0,5%
2 Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 5% 2%
3 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3% 1,5%
4 Hoạt động kinh doanh khác 2% 1%

Hướng dẫn hộ kinh doanh kê khai nộp thuế khoán

Quy trình kê khai và nộp thuế khoán hộ kinh doanh thực hiện từ ngày 20/11 đến ngày 05/12 hàng năm. Các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ kê khai thuế bao gồm:

  • Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo TThông tư_40-2021-TT-BTC.
  • Bản sao hợp đồng kinh doanh cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán.
  • Bản sao biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.
  • Bảng kê hàng hóa trao đổi, mua bán của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước.

Bước 2: Nộp hồ sơ khai thuế

Hộ kinh doanh nộp hồ sơ kê khai thuế khoán tại các địa điểm sau:

  • UBND xã, phường, thị trấn: Đối với hộ kinh doanh thực hiện kê khai theo phương pháp khoán, nộp trước 05/12 hàng năm.
  • Đội thuế LXP hoặc bộ phận một cửa: Trong trường hợp hộ kinh doanh mới bắt đầu kinh doanh hoặc thay đổi phương pháp kê khai, nộp trước ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc từ ngày thay đổi.

Lưu ý khi kê khai nộp thuế đối với hộ khoán

Một số lưu ý khi hộ kinh doanh thực hiện kê khai thuế khoán:

  • Kê khai ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được quy định tại Quyết định 27-2018-QĐ-TTG.
  • Hộ khoán có nhu cầu sử dụng hóa đơn cho khách hàng cần yêu cầu cơ quan thuế cấp hóa đơn cho từng lần giao dịch. Hộ kinh doanh phải lưu trữ, xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng và hồ sơ chứng minh về hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi yêu cầu cấp hóa đơn.
  • Doanh thu và mức thuế khoán của hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp theo từng lần giao dịch sẽ không được tính vào doanh thu và mức thuế khoán được xác định từ đầu năm.

Những câu hỏi liên quan trong việc nộp thuế khoán cho hộ kinh doanh

Câu 1: Có thể thay đổi mức thuế khoán của hộ kinh doanh hay không?

Có thể thay đổi được. Khi cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh nộp thuế khoán có sự thay đổi hoạt động kinh doanh trong năm, họ phải khai điều chỉnh, bổ sung để cơ quan thuế xác định lại mức thuế khoán, doanh thu khoán và các nội dung, thông tin khác cho thời gian còn lại của năm tính thuế.

Câu 2: Nếu nộp chậm hồ sơ khai thuế có bị phạt hay không?

Khi có hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế, tùy thuộc vào thời gian quá hạn mà người nộp thuế sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.


Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức đóng và cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể để lai thông tin bên dưới để được tư vấn thêm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *