HƯỚNG DẪN KÊ KHAI THUẾ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Hiện nay, nhu cầu kinh doanh thương mại điện tử ngày càng tăng cao. Điều này dẫn đến nhiều câu hỏi về việc có cần kê khai thuế thương mại điện tử trong quá trình hoạt động kinh doanh hay không và cách thức kê khai như thế nào. Nhân Trí Luật chia sẻ những thông tin quan trọng liên quan đến việc kê khai thuế thương mại điện tử hiện nay.

 Hoạt động Thương mại Điện tử là gì?

Khái niệm:

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử (Điều 24 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP):

  • Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
  • Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
  • Người sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
  • Khách hàng mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử.
  • Thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ khác cho hoạt động thương mại điện tử.
  • Thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng để tiến hành hoạt động thương mại.

Hình thức hoạt động thương mại điện tử (Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP):

  • Website thương mại điện tử bán hàng: do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
  • Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại, bao gồm:
    • Sàn giao dịch thương mại điện tử.
    • Website đấu giá trực tuyến.
    • Website khuyến mại trực tuyến.
    • Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
  • Ứng dụng cài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, tùy theo tính năng của ứng dụng.

=> TẢI VỀ: 52-nd

=> TẢI VỀ: Nghị định-85-2021-NĐ-CP

Hướng dẫn Kê khai Thuế Thương mại Điện tử

Nguyên tắc tính thuế:

  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN được xác định cho một người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

Phương thức kê khai thuế và nộp thuế:

  • Chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân theo lộ trình của cơ quan thuế. Trước đây, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trực tiếp kê khai và nộp thuế.
  • Trong thời gian chưa thực hiện được việc khai thuế thay, nộp thuế thay, chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của cá nhân thông qua sàn theo yêu cầu của cơ quan thuế.

Hồ sơ kê khai thuế:

  • Hồ sơ khai thuế tháng, quý đối với tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trong trường hợp cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử.
  • Phụ lục Bảng kê chi tiết hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01-1/BK-CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.

=> TẢI VỀ: Mẫu số 01-1-BK-HĐKD theo TT 40

=> XEM: Thông tư_40-2021-TT-BTC

Số thuế phải nộp:

  • Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT.
  • Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN.

Doanh thu tính thuế bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC.

=> Xem thêm: KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CÓ PHẢI NỘP THUẾ KHÔNG?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *